Nhắc tới thủy tinh chúng ta sẽ nghĩ tới ly thủy tinh, cốc thủy tinh, bình thủy tinh, bóng đèn,…Biết là nó rất thông dụng nhưng mà để hiểu rõ chúng có cấu tạo ra sao? Tính chất thế nào? Hoặc có các loại thủy tinh nào thì không phải ai cũng nắm được.
Chính vì thế hôm nay Garis.vn sẽ chia sẻ mọi thông tin liên quan đến chất liệu này này qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Thủy tinh là gì?
Thủy tinh là tên của loại chất rắn có cấu tạo đồng nhất vô định hình. Khi bị đốt tới nóng chảy thì chất rắn này có thể tạo ra các sản phẩm có hình dáng theo đúng thiết kế mà bạn muốn.
2. Thủy tinh được tạo ra như thế nào?
Trong thủy tinh có chứa gốc silicat mà công thức hóa học của nó là dioxit silic (ký hiệu là SiO2). Loại gốc này có trong cát và thạch anh. Nhiệt độ nóng chảy của silicat là 2000°C tương đương 3.632°F. Đây là mức nhiệt khá cao và gây ra nhiều sự tốn kém về năng lượng để đun chúng nó chảy. Vì vậy khi nung silicat các đơn vị sản xuất thường cho thêm một số chất như cacbonat natri (Na2CO3) hoặc cacbonat kali (K2CO3) để có thể làm giảm nhiệt độ để chúng nóng chảy xuống còn 1000°C.
Tuy nhiên nhược điểm của Na2CO3 là làm thủy tinh hòa tan trong nước chính vì thế một chất mới được bổ sung vào để có thể phục hồi khả năng không hòa tan đó chính là oxit canxi hay còn được gọi là vôi sống CaO.
Như vậy thủy tinh được tạo ra dưới sự kết hợp của SiO2, Na2CO3 hoặc K2CO3 và CaO
3. Thủy tinh có tính chất gì?
Dưới đây là 5 tính chất của thủy tinh:
- Là chất rắn trong suốt, không màu, không gỉ và tương đối cứng tuy nhiên nó lại rất dễ vỡ khi bị rơi từ độ cao xuống hoặc trong quá trình vận chuyển.
- Không hút ẩm, không cháy và không bị các axit ăn mòn dù là axit mạnh (tuy nhiên không tính axit Hidro Florua).
- Ánh sáng có thể truyền qua thủy tinh rất dễ dàng vì vậy thủy tinh thường được sử dụng để làm các đồ trang trí cho ánh sáng có thể xuyên qua như kính thủy tinh, đèn soi, đèn trang trí,…
- Thủy tinh chịu nhiệt và không có độ nóng chảy nhất định. Như phần trên chúng tôi vừa trình bày.
- Thủy tinh giúp ánh sáng tán sắc vì thế được sử dụng để làm các vật trang trí như đèn thủy tinh, cốc thủy tinh, bình thủy tinh…
- Ngoài ra thủy tinh là chất cách điện tốt vì thế nếu ai hỏi thủy tinh có dẫn điện không thì câu trả lời là không.
4. Các loại thủy tinh
Thủy tinh được phân thành 3 loại, cụ thể như sau:
- Thủy tinh vô cơ là tên gọi chung của các loại thủy tinh đơn nguyên, thủy tinh halogen, thủy tinh oxit, thủy tinh hỗn hợp, thủy tinh khancon và thủy tinh kim loại.
- Thủy tinh hữu cơ plexiglas là loại thủy tinh có độ bền cao, không bị cứng giòn và là vật liệu dẻo. Các thủy tinh này có khả năng chịu sự biến dạng trượt, đối với sự ăn mòn rất bền và cũng như có nhiều đặc tính rất quý…
- Gốm thủy tinh: là tinh thể ban đầu điều chế từ vật liệu thuỷ tinh. Nó có đặc tính của cả thủy tinh lẫn gốm. Ở nhiệt độ cao gốm thủy tinh giữ được độ bền cơ học.
5. Ứng dụng của thủy tinh
Thủy tinh được ứng dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày của con người, trong y học, nông nghiệp, công nghiệp cụ thể như sau:
-
Thủy tinh làm đồ decor, trang trí cho không gian sống
Hẳn chúng ta sẽ không quá xa lạ với những món đồ đạc làm bằng thủy tinh trong gia đình như bình hoa, ly, chén ăn cơm, cốc uống nước..
Có thể bạn quan tâm
Nếu không gian bếp có những phụ kiện trang trí dễ vỡ như ly thủy tinh, chúng ta có thể sử dụng thêm phụ kiện nhà bếp giá treo ly giúp bảo quản ly tốt an và tiết kiệm không gian bếp hơn.
Ngoài ra giá treo ly còn góp phần làm tăng thêm vẻ đẹp, sự sang trọng cho không gian nhà bếp!
Thậm chí ngày nay thủy tinh với nhiều đặc tính vượt trội nên được sử dụng để làm các vật liệu trang trí cho các công trình xây dựng như đèn chùm, đèn bếp, cầu thuỷ tinh, bể cá, đồng hồ cát…
-
Đối với ngành y tế
Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy thủy tinh trong các thiết bị để chăm sóc, điều trị cho con người như trong ống nghiệm, ống đựng thuốc, lăng kính…Điều này đã chứng tỏ thủy tinh đóng góp vai trò quan trọng thế nào đối với ngành y tế và sức khỏe của chúng ta đúng không ạ?
-
Đối với ngành thực phẩm
Thủy tinh có khả năng cao trong việc bảo quản thực phẩm, giúp cho đồ ăn luôn tươi ngon và an toàn với người sử dụng. Ngoài ra thủy tinh còn được sử dụng để sản xuất làm dụng cụ đựng các loại đồ uống, việc này sẽ giúp đồ uống ngon hơn và môi trường cũng được bảo vệ tốt hơn so với bao bì nhựa.
Ngoài ra thủy tinh còn được ứng dụng nhiều trong nông nghiệp như chất liệu của thủy tin giúp cho các nhà khoa học có thể kiểm soát cũng như theo dõi sự phát triển của mô tế bào. Nhờ vậy chất lượng của cây sẽ tốt hơn.
Hay thủy tinh được ứng dụng trong ngành điện tử, viễn thông như làm các linh kiện điện tử, bo mạch, sợi cáp quang…
6. Thủy tinh có tái chế được không?
Không giống với chai nhựa PET 1 (chai đựng nước suối) chỉ tái chế được 10 lần dù bạn có phân loại hoàn hảo thì thủy tinh có thể tái chế được vô số lần.
Bạn chỉ cần phân loại thủy tinh và mang chúng đến nơi quy định là chúng sẽ được vận chuyển tới các lò nấu thủy tinh để tái chế lại.
Như vậy qua bài chia sẻ này chúng ta đã hiểu thủy tinh quan trọng thế nào với cuộc sống của con người chưa ạ? Nếu một ngày thủy tinh biến mất thì chúng ta sẽ gặp khá nhiều rắc rối đó. Vì vậy Garis.vn mong quý khách hàng có thể hiểu được tầm quan trọng của thủy tinh và có những phương án sử dụng đồ thủy tinh phù hợp nhé!
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của Garis Việt Nam!