Với sự đa dạng về mẫu mã và chi phí mà những chiếc tủ quần áo bằng nhôm luôn là sự lựa chọn của nhiều gia đình, nhất là những gia đình trẻ. Và bạn hoàn toàn có thể tự tại nhà với những hướng dẫn đóng tủ nhôm đơn giản mà Garis Việt Nam bật mí dưới đây.
Hãy theo dõi cùng chúng tôi nhé.
Mục lục
1. Vì sao tủ nhôm lại được yêu thích đến vậy?
Sở dĩ những chiếc tủ nhôm hiện nay đang là sự lựa chọn hàng đầu của rất nhiều gia đình bởi sản phẩm này sở hữu những ưu điểm vô cùng nổi bật như sau:
- Tủ nhôm có giá thành cực kỳ rẻ so với những chất liệu làm tủ khác như tủ gỗ, tủ sắt, tủ kính…
- Tủ nhôm có nhiều mẫu mã, nhiều màu sắc đa dạng và bắt mắt.
- Tủ có trọng lượng nhẹ nhưng lại vô cùng chắc chắn rất ít khi bị biến dạng hay thay đổi cấu trúc khi di chuyển. Không những thế với trọng lượng nhẹ nên bạn sẽ dễ dàng di dời tủ để lắp đặt tới các vị trí khác nhau trong nhà..
- Tủ không bị mối mọt xâm hại cũng không bị ẩm mốc gây mất thẩm mỹ, nhanh bị hỏng giống như tủ gỗ công nghiệp hay gỗ tự nhiên.
- Chất liệu nhôm bền chắc lại được phủ thêm một lớp sơn tĩnh điện nên có khả năng chống oxy hóa, chống hơi nước và luôn sáng bóng, bền đẹp theo thời gian sử dụng.
- Quá trình vệ sinh lau chùi vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần một chiếc khăn sạch ẩm là mọi vết bẩn sẽ nhanh chóng biến mất chỉ trong một thời gian ngắn mà không tốn quá nhiều công sức, thật dễ dàng đúng không nào?
2. Hướng dẫn đóng tủ nhôm đơn giản
2.1. Một số nguyên tắc cơ bản khi đóng tủ quần áo nhôm
Đầu tiên để đóng tủ nhôm thì bạn cần phải ghi nhớ một số nguyên tắc cơ bản như sau:
- Kích thước của một chiếc tủ quần áo truyền thống đó là cao 2,44m trong đó tủ dưới cao 1,83m còn lại sẽ là chiều cao của tủ trên. Độ cao mỗi ngăn tủ từ 20-25cm. Độ rỗng mỗi đơn tủ là 90cm-100cm. Mỗi cánh tủ rộng không quá 50cm.
- Đối với tủ nhỏ thì độ sâu của cửa là 56cm cả cửa 2cm tổng là 58cm. Nếu như trong không gian nhỏ thì bạn có thể có thể làm giảm chiều này đi một chút nhưng không quá 53cm bởi nếu quá nhỏ thì khi đóng tủ sẽ bị kẹp tay áo.
- Kích thước gương toàn thân trong cửa tủ quần áo là 107cm x 35cm. Khi lắp để mép gương ngang đầu người thì sẽ vừa vặn soi toàn thân.
- Nên bố trí thêm các ngăn tủ nhỏ để để giấy tờ hoặc những vật dụng khác, hoặc bạn cũng có thể bố trí thêm 1 ô lớn 50cm hoặc 80cm để vali hành lý.
2.2. Chuẩn bị nguyên liệu
Tất nhiên để đóng được một chiếc tủ nhôm hoàn chỉnh thì bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu như sau:
- Nhôm bo tròn.
- Nhôm hộp 250 x 380, 400 x 400, hoặc 250 x 500.
- Tấm nhôm hợp kim Aluminium.
- Lá nhôm lamri.
- Các miếng kê để làm khớp nối.
- Keo bơm.
- Tấm kính.
- Phụ kiện như khóa, tay nắm cửa, bản lề, vít…
2.3. Dụng cụ làm tủ nhôm
Dụng cụ làm tủ nhôm cần phải có như sau:
- Máy khoan.
- Máy cắt.
- Dũa.
- Máy hàn xì….
2.4. Các bước làm tủ quần áo bằng nhôm
Thật ra để đóng được một chiếc tủ quần áo nhôm hoàn chỉnh không quá khó nên bạn làm theo đúng 5 bước hướng dẫn đóng tủ nhôm dưới đây:
Bước 1: Cắt 4 thanh đứng của tủ với chiều dài theo đúng bản thiết kế của tủ và sở thích cá nhân. Chú ý 4 thanh cần phải cắt chéo 1 góc 45 độ ở đầu bên trên.
Bước 2: Tiến hành cắt những thanh ngang khác sao cho phù hợp với kết cấu của tủ và 4 thanh đứng trước đó.
Bước 3: Xác định các điểm sẽ được ghép nối với nhau, đánh dấu vị trí và tiến hành ghép ke để nối các bộ phận của tủ với nhau.
Bước 4: Tiến hành ghép khung bằng cách ghép các đầu của các thanh ngang còn lại vào các khe vừa tạo, sau đó dùng khoan để cố định các mối nối vừa rồi. Tạo thành mặt trên mặt dưới và các cạnh của tủ. Như vậy là chúng ta đã được phần khung sườn của tủ rồi đó.
Bước 5: Tiến hành đo đạc hoặc cắt các tấm để dán vào 3 phần cạnh tủ, 2 cạnh bên và 1 mặt sau.
Như vậy là bạn đã hoàn thành xong 5 bước để có được một chiếc tủ nhôm hoàn chỉnh rồi đó. Khá là đơn giản đúng không nào. Hy vọng với hướng dẫn đóng tủ nhôm này bạn sẽ thành công để tự tay làm được một chiếc tủ như ý muốn nhé. Chúc các bạn thành công.