#Cách Bố Trí Các Ngăn Tủ Bếp Từ “Bà Nội Trợ” Hơn 10 Năm Kinh Nghiệm 

Những gian bếp hiện đại ngày nay đa phần được thiết kế bằng hệ thống tủ gỗ với đầy đủ các phân khu như: Giá để bát đĩa, bồn rửa, tủ lạnh, khoang tủ lạnh, hệ thống bếp nấu + hút mùi, khoang đựng nồi niêu xoong chảo, dao thớt, thực phẩm khô… Để tất cả những thiết bị trên sắp xếp một cách ngăn nắp nhất, cùng tìm hiểu cách bố trí các ngăn tủ bếp từ “bà nội trợ” hơn 10 năm kinh nghiệm sau đây.

Mục lục

1.So sánh không gian bếp xưa và nay

1.1. Cách bố trí các ngăn tủ bếp truyền thống

Cách bố trí các ngăn tủ bếp truyền thống trước đây, khi nền công nghiệp xây dựng và đồ nội thất chưa phát triển rất đơn giản. Nhà bếp được được bố trí ở một phòng riêng, diện tích lớn nhỏ tùy thuộc vào kinh tế của mỗi gia đình. Tuy nhiên, các thiết bị nhà bếp thường được đặt dưới đất hoặc trên kệ bếp chứ hoàn toàn không có hệ thống tủ bếp trên dưới như bây giờ.

Cách bố trí các ngăn tủ bếp, nội thất tủ bếp như này khiến cho không gian nhà bếp trở nên chật chội, thậm chí là có cảm giác bừa bộn hơn rất nhiều.

cách bố trí các ngăn tủ bếp

Gian bếp truyền thống

1.2. Cách bố trí các ngăn tủ bếp hiện đại

Hiện nay, nhờ những phát minh và sáng tạo vượt bậc cửa các nhà thiết kế nội thất mà không gian nhà bếp đã được bố trí gọn gàng và ngăn nắp hơn rất nhiều. Điều này không chỉ mang lại sự thuận tiện cho người dung mà còn giúp không gian ngôi nhà bạn trở nên sang trọng hơn rất nhiều. Điều này đến từ cách bố trí các ngăn tủ bếp hợp lý và bài bản.

cách bố trí các ngăn tủ bếp

Không gian bếp hiện đại

Nếu bạn là một bà nội trợ có nhiều kinh nghiệm, điều này sẽ trở nên thật dễ dàng với bạn. Bởi bạn chính là chủ nhân của căn bếp, mà chủ có chủ nhân mới là người hiểu chúng nhất mà thôi.

2. Cách bố trí các ngăn tủ bếp từ kinh nghiệm của các bà nội trợ

2.1. Cách chia ngăn tủ bếp trên dưới

Với các gian bếp hiện đại thông thường sẽ được chia làm 2 phần tủ: Tủ bếp trên và tủ bếp dưới. Mỗi ô tủ bếp trên dưới sẽ có những công dụng và cách bố trí khác nhau:

–   Cách chia ngăn tủ bếp trên: Với ngăn tủ bếp trên đa phần sẽ có các thiết bị như máy hút mùi, giá đựng bát đĩa, máy xay sinh tố, máy xay cà phê, tiêu… các ô tủ để chứa thực phẩm khô, ngăn tủ đựng gia vị…

–   Cách chia ngăn tủ bếp dưới: Với ngăn tủ bếp dưới đa phần sẽ để các dụng cụ như dao thớt, rổ giá, xoong nồi chảo, các loại hộp đựng thực phẩm… Cùng các thiết bị nhà bếp như: Nồi cơm điện, lò nướng, lò vi sóng, máy rửa bát, thùng đựng gạo…

cách bố trí các ngăn tủ bếp

Gian bếp bao gồm tủ bếp trên – dưới

2.2. Cách bố trí tủ lạnh trong gian bếp

Trong các kinh nghiệm bố trí tủ bếp không thể bỏ qua một thiết bị có kích thước lớn đó chính là tủ lạnh. Mặc dù tủ lạnh bạn có thể làm khoang tủ gỗ gắn liền với bếp hoặc để độc lập tùy sở thích. Nhưng một điều bạn không bao giờ được quên đó chính là tủ lạnh phải có vị trí gần nhất với nơi chế biến thực phẩm, để việc di chuyển lấy đồ trong tủ lạnh được thuận lợi nhất.

Đặc biệt hiện nay, với những gian bếp có diện tích lớn, khi lắp đặt khoang tủ bếp để tủ lạnh, gia chủ thường muốn lắp đặt thêm một hệ thống tủ chứa thực phẩm khô ngay bên cạnh. Với thiết kế này gian bếp của bạn sẽ trở nên gọn gàng hơn bao giờ hết.

cách bố trí các ngăn tủ bếp

Thiết kế khoang tủ lạnh cạnh khoang chứa thực phẩm khô

2.3. Cách bố trí phụ kiện tủ bếp

Các phụ kiện tủ bếp cơ bản phải kể đến là: Bồn rửa, máy hút mùi, máy rửa bát, thùng gạo, nồi cơm điện, lò nướng, lò vi sóng,kệ inox tủ bếp … Các thiết bị này thông thường được sắp xếp theo nguyên tắc sau đây:

–   Bồn rửa và máy rửa bát: Thường được đặt gần nhau với bồn rửa bên trên và máy rửa bát bên dưới để tiện nguồn nước và việc vệ sinh bát đĩa.

–   Bếp từ và máy hút mùi: Đây là 2 cặp đôi không thể tách rời ở mỗi gian bếp

–   Bồn rửa và giá để bát đĩa tủ bếp trên: Để thuận tiện cho việc vệ sinh và úp bát lên trên giá thì giá để bát đĩa thông thường sẽ được đặt ngay phía trên của bồn rửa.

cách bố trí các ngăn tủ bếp

Thiết kế bếp và máy hút mùi đi liền với nhau

–   Thùng gạo và khoang để nồi cơm điện: Hai thiết bị này là cặp đôi thường đi với nhau, chủ yếu là đặt ở tủ bếp dưới, nơi thông thoáng, sạch sẽ nhất. Cách sắp xếp như này sẽ giúp cho việc nấu cơm hàng ngày trở nên dễ dàng hơn.

–   Lò nướng, lò vi sóng: Cũng thường được đặt sát nhau theo chiều dọc, vừa tạo tính thẩm mỹ vừa thuận tiện cho người sử dụng

–   Khoang để gia vị: Khoang để gia vị sẽ tùy thuộc vào mong muốn của gia chủ, nhưng theo kinh nghiệm bố trí tủ bếp của các bà nội trợ lâu năm thì bạn nên đặt ở ngay cạnh bếp nấu và máy hút mùi, sẽ thuận tiện hơn cho việc lấy ra

–   Xoong nồi, dao thớt, rổ giá…: Đa phần sẽ được đặt ở phần tủ bếp dưới vì đây là những thiết bị nhà bếp có kích thước lớn, cần diện tích khoang tủ bếp lớn để chứa được tất cả.

Trên đây là cách bố trí các ngăn tủ bếp được đúc kết từ kinh nghiệm của những bà nội trợ lâu năm của Garis, chắc chắn nó sẽ giúp ích bạn trong việc trình bày ý tưởng và mong muốn về gian bếp của mình với nhà thiết kế nội thất. Từ đó, sở hữu những thiết kế đẹp nhất và thuận tiện nhất cho gia đình bạn.